ShopBase là gì? Giải pháp bán hàng kiếm tiền thế hệ mới cùng ShopBase
Trong những bài viết chia sẻ gần đây của mình, chắc hẳn các bạn đã quá quen thuộc và không còn quá xa lạ với mô hình kiếm tiền cùng Drop Shipping và MMO.
Bài viết này, mình chia sẻ đến kinh nghiệm kiếm tiền trên ShopBase. Cho các anh em Drop Shipper có thêm sự lựa chọn mới và có thể kiếm tiền trên nền tảng này.
Vậy chúng ta, cùng nhau đi tìm hiểu ShopBase là gì? Giải pháp bán hàng kiếm tiền thế hệ mới cùng ShopBase mang lại cho anh em Drop Shipping chúng ta là gì?
ShopBase là gì? Giải pháp bán hàng kiếm tiền thế hệ mới cùng ShopBase
ShopBase là gì?
ShopBase thuộc nền tảng hệ sinh thái của tập đoàn Open Commerce Group. Xây dựng và phát triển lên dựa trên hai nền tảng chính là Drop Shipping và Print On Demand ( POD).
Đây là nền tảng trung gian kết nối giữa nhà cung cấp với các khách hàng của mình thông qua các Drop Shipper. Nhằm gia tăng doanh số và lợi nhuận bán hàng.
Lợi ích các nhà DropShipping nhận được, khi dùng mô hình này để kinh doanh:
+ Không cần lo đến số lượng và chất lượng của sản phẩm
+ Khâu lưu kho, đóng gói, giao hàng, vận chuyển… đã có NCC gửi đến cho khách hàng.
+ Bạn chỉ cần lo khâu Marketing Online và chăm sóc khách hàng.
Cái hay mà ShopBase mang lại cho các nhà bán hàng không chỉ dừng lại tại đây. Mà họ còn cung cấp rất nhiều giải pháp và quyền lợi đặc biệt cho các nhà bán hàng của mình. Để hiểu hơn, mình nói kỹ trong phần tiếp theo.
Lợi ích vượt bật ShopBase mang lại
ShopBase là nền tảng Dropshipping đầu tiên có tích hợp công nghệ và giải pháp xây dựng gian hàng chuẩn chỉnh cho các nhà bán hàng. Có thể điểm qua một vài công nghệ tối ưu của nền tảng này như:
+ Tạo gian hàng để bán sản phẩm
Khi bạn vừa đăng ký mở tài khoản ShopBase, bạn đã có ngay cho mình một gian hàng mới với tính năng Store Creator. Điều này, giúp cho các nhà bán hàng mới thuận tiên hơn trong công việc Marketing Online
Cái hay, ShopBase cho phép bạn liên kết và kết nối nền tảng của họ với các trang mạng xã hội khác bán hàng khác. Nâng cấp gần đây, họ có cả tính năng appstore, rest API, storefront SDK để bạn trang bị cho đội ngũ Developers của mình.
Với những nhà bán hàng mới, bạn có thể vào trang ShopBase Ideas. Để học hỏi, giao lưu và trao đổi kinh nghiệm kinh doanh giữa các nhà bán hàng với nhau trên chính nền tảng công nghệ này.
+ Xây dựng phễu bán hàng
Ngoài ra, công dụng của gian hàng trên ShopBase. Giúp các nhà bán hàng trang bị thêm những tính năng chăm sóc và thúc đẩy khách hàng cũ mua hàng.
Trong đó, kể đến các tính năng nổi bật như:
Add to Cart: Ưu tiên chọn lựa hiển thị trên trang với vị trí nổi bật
Trust Badges: Hỗ trợ liên kết hiển thị trên website, blogger, Lading Page… nổi bật. Để tăng sự tin tưởng và uy tín của cửa hàng.
Deal Sale, Voucher: Tính năng thêm hỗ trợ kích cầu mua sắm của khách hàng.
Số lượng sản phẩm: Để bạn thuận tiện kiểm tra số lượng hàng tro kho.
+ Tăng doanh số bán hàng với Add On Apps
Hiện nay, ShopBase đã bổ sung thêm một vài tính năng miễn phí, có lợi ích rất lớn với các nhà bán hàng. Có thể kể đến như:
Boost Convert:
Sử dụng hiệu ứng làn sống lan truyền Social Prool. Hiển thị thời gian hoạt động khách hàng theo thời gian thực, Time Countdown nhắc nhở họ thời gian kết thúc, Cut Time Sale kết thúc thời gian khuyến mại cho sản phẩm….
Boost Upsell:
Chăm sóc lại các khách hàng cũ một cách thông minh, thông qua hình thức Upsell và Cross Sell. Công cụ chăm sóc khách hàng cảu bạn tự động từ việc check-out và post-purchase.
Hỗ trợ chăm sách khách hàng của mình tối đa và hiệu quả nhất thông qua mô hình Product Recommendations để gia tăng sự chuyển đổi.
Ngoài ra, ShoBase còn hỗ trợ cho các bạn sử dụng kho ứng dụng vô cùng tuyệt vời. Giải quyết cho các bạn rất nhiều vấn đề và nổi bận tâm như: chất lượng sản phẩm, quy trình đóng gói, thời gian giao hàng, mô hình cửa hàng….
Tất nhiên, tất cả được sử dụng hoàn toàn là miễn phí. Đây là nền tảng mới và nó khuyến khuyến khích các nhà bán hàng sử dụng nền tảng này. Do đó, bạn là DropShipping hãy đăng ký và thử sức kiếm tiền cùng nền tảng này nhé.
Khách hàng của ShopBase có thể là ai?
ShopBase phù hợp với rất nhiều đối tượng nhóm Customer khách hàng khác nhau. Bạn có thể kết hợp bán trên trang mạng xã hội, nền tảng TMĐT, đánh rộng ra thị trường Global Quốc tế, làm MMO và muốn kiếm thêm tiền….
Đây là sự lựa chọn tuyệt vời, dành nhiều thời gian và công sức. Để lên ý tưởng thiết kế và quy trình bán hàng chuẩn Sale. Mình tin chắc rằng khi hệ thống bán hàng đủ lớn, có thể bán trên 1.000 đơn hàng /ngày và xử lý hoàn toàn tự động.
Ngoài ra, ShopBase còn hỗ trợ bạn kết nối với những đơn vị FulFill rất chất lượng khác. Nhưng trước hết mình hướng dẫn các bạn đăng ký tài khoản và mở gian hàng trực tuyến trên ShopBase trước nhé.
Mình nói kỹ lợi ích chi tiết hơn trong từng mục cụ thể trong phần hướng dẫn đăng ký bên dưới.
Hướng dẫn đăng ký mở gian hàng trên ShopBase
Đầu tiên, hãy truy cập vào trang: Accounts.shopbase.com để mở tài khoản
Tại đây, bạn cần cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết như: Email, Password, Tên gian hàng của mình.
=> Sau đó, bạn chọn vào mục ”Sign Up” là được.
Tiếp theo, bạn cần khai báo thông tin cần thiết cho ShopBase như:
+ Họ & tên
+ Quốc gia và vùng lãnh thổ
+ Số điện thoại
+ Trang mạng xã hội bất kỳ của bạn (Không cần thiết lắm).
=> Sau đó, bạn nhấn vào nút ”Next”.
Tại đây, bạn có thể cung cấp thêm các mô hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình thời điểm hiện tại. Điều này, giúp ShopBase định hình mô hình kinh doanh và thiết kế gian hàng của bạn được tốt nhất.
Trong phần thiết lập cửa hàng này, bạn cần tạo thêm danh sách thông tin của một vài dòng sản phẩm cần thiết.
Bạn chọn vào mục ”Add Product” -> Rồi chọn tiếp vào mục ”Create Product Listings”, mũi tên như hình
Tại đây, ShopBase yêu cầu bạn cung cấp thông tin sản phẩm rất cẩn thận: Mã sản phẩm, giá bán, hàng tồn kho, SEO sản phẩm,….
Ngoài ra, ShopBase còn cho phép bạn tạo bộ sưu tập, hay bộ Combo sản phẩm để bán. Bạn có thể sử dụng tính năng Product Feed để chạy quảng cáo trên các nền tảng Social Network khác rất hay và rất tiện lợi.
Khi đã tạo xong danh sách các mã sản phẩm. Đền bước này chính là thiết cho gian hàng của bạn.
Thao tác rất đơn giản chi click kéo và thả. Nên cho dù bạn không quá giỏi về lập trình, với bước này bạn hoàn toàn có thể làm được rất dể dàng.
Để thực hiện, bạn hãy chọn vào mục ”Customize Theme” như mũi tên trên hình.
Kho cửa hàng trên ShopBase chứa trên 3 Theme và 12 Templete khác nhau. Dựa trên từng ngành hàng cụ thể, để bạn tùy ý lựa chọn.
Khi đã chọn được mẫu Theme mà mình ưng ý, bạn chọn tiếp vào mục ”Customize” để tùy chỉnh và chỉnh sửa. Thông tin cửa hàng trong phần header, product, footer.
Ngoài ra, bạn cần chỉnh thêm các hiệu ứng khác như: màu sắc, Font chữ, Theme hình, check out, trang Thank You Page….
Tính năng trên ShopBase được thiết kế rất tối giản và dể sử dụng. Hầu như những người mới tập làm quen, đã có thể sử dụng được ngay.
Thậm chí tính năng hỗ trợ SEO trên ShopBase vẫn có. Để hỗ trợ chủ cửa hàng Seo trang bán hàng của mình lên Top các kết quả tìm kiếm Google được tốt nhất.
Sau khi thiết lập cửa hàng xong, bạn đến phần thanh toán và giao dịch.
Thẻ này dùng thanh toán và giao dịch mọi vấn đề trên ShopBase. Do đó, bạn cần sử dụng thẻ chính của mình để thực hiện bước này.
Để thực hiện, bạn hãy chọn vào mục ”Activate payment provider” -> Sau đó, bạn chọn tiếp mục ”Enable payment provider”.
+ Lưu ý: ShopBase chỉ sử dụng các loại thẻ thanh toán quốc tế như: Visa, Mastercard, PayPal, PM, …
Trong phần này, bạn có thể mua hay sử dụng Domain mà mình có.
>> Để hiểu hơn, bạn có thể xem trên trang: help.shopbase.com
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng tên miền miễn phí với đuôi là ”Onshopbase.com” hoặc mua một tên miền mới
Lời khuyên bạn xây dựng hệ thống bán hàng lớn, bạn nên mua Domain chất lượng. Thể hiện được tên thương hiệu và giá trị riêng của bạn thể hiện được sự chuyên nghiệp và chỉnh chu.
Bạn có thể đặt Tracking cho cửa hàng của mình. Đây là phần khá hay và rất quan trọng trong bán hàng.
Nó có thể theo dõi hành vi và bắt lại được những khách hàng cũ, những người đã từng ghé thăm gian hàng của bạn trên Shopbase. Từ đó, có những chiến dịch quảng cáo và Marketing truyền thông để đạt các được kết quả tốt nhất.
Tại đây, có rất nhiều loại Tracking khác nhau để bạn thêm vào, như là:
+ Google Analytics
+ Google Ads conversion tracking
+ Facebook pixel
Sau khi thực hiện xong, đến bước này. Nên kiểm tra lại tính hoạt động trên gian hàng của mình đã thực sự mượt mà và trơn chu chưa.
Bạn kiểm tra dựa trên các tiêu chí sau đây:
+ Đặt thử đơn hàng mới
+ Kiểm tra số liệu Tracking đã hoạt động
+ Xem lại thiết kế và bố cục bày trí của cửa hàng
+ Kiểm tra khâu thanh toán và hình thức vận chuyển
+ Thông báo đơn hàng mới gửi qua mail
Sau khi đã kiểm tra mọi thứ xong, bạn có thể publish và bắt đầu kinh doanh trên cửa hàng của mình được rồi đấy.
Ngoài ra, bạn cần thiết lập thêm tính năng này. Để mọi khách hàng đều có thể truy cập vào cửa hàng của bạn, như sau:
Chọn vào mục ”online store’‘ -> Chọn tiếp mục ”preferences” -> Sau đó, bạn chọn mục ”password protection” như trên hình.
Tips: Bạn là cửa hàng mới không nên cài đặt mật khẩu vào làm gì. Điều này, gây ảnh hưởng đến trải nghiệm và hành vi mua hàng của người dùng trên gian hàng của bạn.
Kết lại
Hy vọng qua bài viết này, mình đã mang đến cho bạn nền tảng Drop Shipping mới. Có thể khởi nghiệp và bắt đầu công việc kinh doanh của mình cùng với ShopBase.
Hiện nay, ShopBase đang có rất nhiều chương trình promotion và thu hút các Drop Shipping tiếp cận với nền tảng của họ. Lợi nhuận có thể nhận được từ 10% -> 25% dựa trên doanh số bán hàng trực tiếp qua Link giới thiệu.
Để hiểu chương trình Promotion ưu đãi hấp dẫn từ nhà ShopBase. Bạn hãy tìm hiểu thêm thông tin tại trang chủ: Shopbase.com/affiliate
Bạn có câu hỏi hay cần hỗ trợ thêm từ hoconlineaz.net. Đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới, để được hỗ trợ giải đáp nhé.
Chúc các bạn thành công & Hẹn bạn những bài viết chia sẻ kế tiếp!