Phí bán hàng trên shopee có những loại nào? Bán hàng trên Shopee thành công
Khi này bạn hỏi mình trang TMĐT nào bạn hàng hiệu quả nhất? Câu trả lời chính là, Shopee sự lựa chọn và sự ưu tiên hàng đầu của những đang kinh doanh online hay đang khởi nghiệp bán hàng trên Online.
Tại sao mình lại khuyên nên chạy bán hàng trên Shopee mà không phải trang TMĐT nào khác? Bởi vì, Shopee có rất nhiều chương trình Flash Sale và họ tối ưu quy trình hệ thống bán hàng của người bán và quan tâm đặc biết đến trải nghiệm người mua.
Nếu như trước đây, khi kinh doanh trên Shopee không phải đóng bất kỳ một loại chi phí nào khác ngoại trừ phí vận chuyển. Theo chính sách mới nhất của Shopee đã bổ sung thêm một số điều khoản mới trong chính sách tính phí của người bán.
Trong bài viết này, hoconlineaz.net tổng hợp và giúp bạn hiểu hơn các loại phí phát sinh trong bán hàng Online trên Shopee cần biết. Đồng thời, đề ra những Tips trong kinh doanh bán hàng, mỗi khi Shopee thay đổi chính sách mới nào đó.
Phí bán hàng trên shopee có những loại nào? Bán hàng trên Shopee thành công
Thu phí dịch vụ phát sinh trên Shopee
Theo thay đổi chính sách chi phí bán hàng, trước 01/04/2020 Shopee có rất nhiều thay đổi và chính sách ưu ái cho người bán hàng trên đây. Họ được miễn phí các khoản phí phát sinh khác như: Phí đăng ký, phí duy trì, phí hoa hồng hay các khoản phí khác….
Nhưng sau mốc thời gian đó, Shopee bắt đầu áp chính sách thu phí phát sinh cho người bán. Điều này dễ hiểu, bởi Shopee đã bước qua giai đoạn đầu tiếp cận thị trường, hiện tại là lúc Shopee bắt đầu kiếm thêm lợi nhuận. Nâng cấp và mở rộng chính sách quảng cáo và bán hàng mới để bù đắp vào khoản chi phí phát sinh trước đó.
Thay đổi mới này, Shopee sẽ thu thêm các loại phí gì. Cùng mình phân tích và tìm hiểu nhé.
1. Phí thanh toán
Đây là khoản phí phát sinh dành cho người bán hàng. Khi họ có đơn hàng mới và đã được thêm vào giỏ hàng trên Shopee.
Bảng phí thanh toán người bán phải trả như sau:
Phí thanh toán phát sinh này, đã được tính trên tổng giá trị thanh toán đơn hàng của người bán rồi. Bao gồm, phí mua sắm sản phẩm và phí vận chuyển, có thể xem ví dụ như hình bên dưới.
2. Phí Shopee Mall – Cố định
Phí Shopee Mall hay phí cố định là phần trăm hoa hồng trích từ đơn hàng của người bán đã được thực hiện giao dịch thành công trên Shopee Mall, nó chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Cách tính chi phí cố định sẽ như sau:
Như ví dụ bên dưới, phí cố định của Shopee Mall cho mặt hàng mình đang kinh doanh là 10% và thêm 1% thuế VAT khác.
3. Phí dịch vụ
Cũng tương tự và gần giống với hai loại phí trên, phí dịch vụ được khấu trừ và trừ trực tiếp trên giá trị của mỗi đơn hàng được thực hiện thành công. Trước khi tiền được chuyển vào Ví Shopee của người bán hàng.
Cách tính khoản phí dịch vụ phát sinh của người bán, như sau:
+ 5% đã bao gồm thuế VAT. Giá trị đơn hàng tối đa 10.000vnđ, đối với shop bình thường.
+ Người bán trên Shopee Mall chịu mức phí là thấp hơn. Vì vậy, bạn hãy cố gắng đạt đủ các chỉ tiêu để được lên Shopee yêu thích và nhận chính sách đặc biệt hơn nhé.
Kiểm tra khoản phí đã thu trên Shopee
Trong phần tiếp theo này, mình chia sẻ đến bạn 2 cách để kiểm tra thông tin tài khoản và các khoản phí phát sinh mà Shopee đã thu của bạn. Như sau:
1. Kiểm tra trên App Shopee
Bạn chọn vào mục ‘Tôi’‘ -> Rồi chọn tiếp ”Shop của tôi” -> Chọn vào mục ”Đơn bán” –> Tìm và chọn tiếp mục ”Thông tin đơn hàng” -> Chọn ”Xem chi tiết Doanh Thu”.
Tại đây, bạn có thể kiểm tra lại tất cả thông tin của Phí giao dịch đơn hàng mà Shopee đã khấu trừ
2. Kiểm tra trên kênh quản lý bán hàng
Trên trình quản lý bán hàng trên Shopee, hãy chọn vào mục “doanh thu”. Để xem lại “phí dịch vụ” của nhiều đơn hàng được thống kê theo ngày, theo tuần, theo quý.
Bạn có thể xem lại tất cả thông tin và khoản chi phí mà Shopee đã khấu trừ của bạn trên đây, một cách rất dể dàng.
Shopee đã bắt đầu áp thu phí, vậy người bán hàng, chúng ta nên làm gì?
Việc Shopee bắt đầu áp đặt thu phí phát sinh. Sau giai đoạn tìm hiểu và mở rộng thị trường, chuyển sang áp đặt mức phí cũng là điều dể hiệu và có thể chấp nhận được đối với các chủ Shop của chúng ta.
Thay vì phải chi tiền làm website, nâng cấp hệ thống bán hàng, chạy quảng, thuê mặt bằng, nhân sự… thì bạn chỉ phải trả một phần trăm hoa hồng rất nhỏ cho Shopee là con số vô cùng bé.
Để thích ứng được với những chính sách thay đổi và áp đặt thuế này, mình chia sẻ với bạn những Tips sau đây.
1. Tăng giá bán sản phẩm lên
Đây là cách làm phổ biến mà người bán hàng thường hay áp dụng. Đó là, tăng giá bán sản phẩm của mình lên tương ứng với % thu phí mà Shopee khấu trừ.
Mức phí này không đáng kể với những mặt hàng có giá trị thấp như quần áo, giày dép, phụ kiện… Nhưng với những sản phẩm giá trị cao hơn như: đồ da dụng, thiết bị điện tử, đồ công nghệ…mức phí áp vào bạn phải chịu là cao hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, cách này rủi ro và cũng chính là ”Con dao hai lưỡi”. Vì nếu bạn tăng giá bán sản phẩm trên Shopee lên, khách hàng sẽ không thích và sang mua những cửa hàng khác có sản phẩm tương tự và mức giá lại siêu hạt dẻ.
Để khắc phục điều đó, bạn có thể tham khảo 2 cách sau đây:
+ Shop mới: Bạn nên để giá bán cao hơn giá gốc từ 30%-40%. Kết hợp cùng mã giảm giá và voucher săn Deal giá rẻ. Hạ xuông thấp hoặc gần bằng với giá bán mà bạn mong muốn, sau khi khấu trừ những chi phí phát sinh Shopee đã trừ của bạn.
+ Shop kinh doanh lâu năm: Cách tối ưu nhất là chạy thêm những dòng sản phẩm mới hoặc là chạy 2 shop song song với nhau.
2. Xây dựng hệ thống Playlist ngoài Shopee
Shopee hiện vẫn là kênh bán hàng cực kỳ tiềm năng nhưng không nên phụ thuộc quá nhiều vào nó. Tương lai, không biết Shopee có oái ăm hay bảo hòa như trên Facebook hay không.
Do đó, nên xây dựng hệ thống Playlist khách hàng bên ngoài Shopee và chạy đổ Traffic về như: Facebook, Instagram, Tiktok, Youtube …
Tùy thuộc vào sản phẩm và nhóm đối tượng khách hàng, mà lựa chọn các kênh bán hàng khác phù hợp với sản phẩm /dịch vụ của mình.
Kết lại
Theo mình, mức phí Shopee thu hiện nay vẫn ở mức chấp nhận được và rất hợp lý. Shopee vẫn là TMĐT bán hàng rất tiềm năng và sự lựa chọn hàng đầu đáng để bạn đầu tư.
Hy vọng với những giá trị chia sẻ trong bài viết này, giúp bạn hiểu hơn Phí bán hàng trên shopee có những loại nào? Bán hàng trên Shopee thành công.
Theo mình, nên nâng cấp Shop mình lên ”Shop yêu thích trên Shopee”. Để được hưởng các chính sách ưu đãi và ưu ái của Shopee dành cho các chủ các cửa hàng này.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại comment bên dưới. Để được hỗ trợ giải đáp trong thời gian sớm nhất nhé.
Chúc bạn thành công!