Cách xây dựng Sale Funnel phễu bán hàng & Áp dụng nó vào mô hinh kinh doanh
Xây dựng phễu cũng chính là xây dựng cả chiến dịch Marketing tổng thể trong dài hạn. Từ lúc, khách hàng chưa biết bạn là ai đến khi chốt Sale và bán sản phẩm cho khách hàng thành công.
Vậy Sale Funnel là gì? Cách xây dựng phễu bán hàng trong Marketing thế nào thì đạt hiệu quả. Bài viết này chia sẻ và giúp bạn xây dựng mô hình phễu bán hàng riêng cho doanh nghiệp mình.
Chúng ta cùng bắt đầu tìm hiểu nhé!
Cách xây dựng Sale Funnel phễu bán hàng & Áp dụng nó vào mô hinh kinh doanh
Sale Funnel là gì?
Sale Funnel hay tên gọi khác là phễu bán hàng. Tất là xây dựng lên mô hình Marketing tổng thể về hành trình mua hàng của khách hàng.
Khi đã hiểu được các bước và quy trình người mua hàng cần phải trải qua. Có thể tự điều chỉnh lại các chiến lược Marketing của mình và đáp ứng được những mong muốn mà họ cần. Dẫn dắt họ từ người không biết gì về sản phẩm, dịch vụ của mình thành người họ tin tưởng và muốn mua hàng.
Phễu bán hàng là hoạt động cần có mỗi doanh nghiệp muốn kinh doanh cần phải phân tích và tìm hiểu sâu về nó.
Cùng với sự phát triển công nghệ Internet ngày nay. Sale Funnel đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn trong việc xây dựng lên hệ thống bán hàng. Giúp các doanh nghiệp tận dụng nguồn lực và công cụ sẵn có để thúc đẩy doanh số và gia tăng lợi nhuận đơn hàng.
Lợi ích Sale Funnel mang lại trong hoạt động kinh doanh
Xây dựng lên Sale Funnel phễu bán hàng mô hình kinh doanh là một hoạt động lâu dài. Thay đổi tiềm thức mua hàng trong lòng họ thành hành động muốn mua hàng.
Bạn càng tập trung đi sâu, phân tích và nghiên cứu kỹ thì khả năng càng hiểu khách hàng của mình muốn gì. Đáp ứng được những mong muốn và nguyện vọng của họ. Khả năng khách hàng quay trở lại Upsell và Cross Sell mua hàng từ bạn càng cao hơn.
Trong từng giai đoạn, sở thích và hành vi của khách hàng có những sự thay đổi khác nhau như:
+ Visitor – Khách hàng sơ khai:
Đây là những người mới tìm hiểu và họ chưa biết quá nhiều về sản phẩm /dịch vụ của doanh nghiệp bạn hiện đang hoạt động
+ Lead – Khách hàng tiềm năng:
Lúc này, họ đã có hứng thú và đang tìm hiểu thêm các thông tin và lợi ích sản phẩm mang lại. Nếu giải quyết tốt bước này, rất nhanh họ sẽ quyết định mua sản phẩm từ bạn.
+ Qualified Lead – Khách hàng muốn mua hàng
Tập khách hàng rất chất lượng. Vì họ đã hiểu rõ về sản phẩm, chất lượng dịch vụ, hậu mãi kèm theo.
Việc của bạn là chủ động liên lạc và chốt Sale, những người muốn mua hàng sẽ rất dể dàng.
+ Customer – Khách hàng:
Đây chính là những người hoàn tất quá trình mua hàng. Có thể tận dụng khách hàng cũ này để Cross Sale và Upsell bán sản phẩm khác về sau.
Như vậy, có thể thấy được những lợi ích và hiệu quả mô hình Sale Funnel mang lại cho doanh nghiệp của mình trong bán hàng. Nó vừa hỗ trợ hiểu hơn về Insight khách hàng, hành vi mua hàng từ họ và các bước để họ đi đến quyết định mua hàng, để trở thành những khách hàng tiềm năng.
Cấu trúc sơ đồ của cây phễu bán hàng
1. Awareness -Nhận thức thương hiệu
Đây chính là giai đoạn sơ khai và là giai đoạn đầu tiên. Khách hàng chỉ mới biết đến bạn thông qua các dịch vụ truyền thông, như: chạy quảng cáo, tìm kiếm Google, xem Youtube, người khác giới thiệu….
Ví dụ:
Mình muốn mua ‘‘Chiếc cặp xách đi học”. Được bạn của mình giới thiệu đến thương hiệu A nào đó: sản phẩm đẹp, giá rẻ, mẫu má hiện đại, gu giới trẻ….
Lúc này, mình chỉ biết đến sản phẩm đó từ bạn mình giới thiệu. Nhưng vẫn chưa hiểu được hết thông tin sản phẩm và giá trị thương hiệu mà nhãn hàng A đó mang lại là gì.
2. Interest – Hứng thú
Lúc này, khách hàng có hành vi đi thu thập thông tin và tìm kiếm các thông tin thêm về sản phẩm. Bạn giải quyết được vấn đề họ cần và làm họ thấy hứng thú với sản phẩm bạn mang lại.
Vì trong giai đoạn này, họ vẫn chưa chắc chắn được là liệu mình có muốn mua sản phẩm đó hay không.
Nên cần cung cấp họ thấy giá trị sản phẩm cặp sách của bạn có, mà các thương hiệu khác không có được.
Ví dụ: Chất lượng, kiểu dáng, màu sắc, hình ảnh, người nổi tiếng sử dụng, lợi ích,…..
Càng tạo ra được sự hứng thú sản phẩm với khách hàng, làm họ thích và đáp ứng vấn đề họ cần. Khách hàng đi đến bước kế tiếp cực kỳ nhanh.
3. Decision – Quyết định mua sản phẩm hay không
Đây là giai đoạn quyết định liệu khách hàng có muốn mua sản phẩm hay dich vụ của bạn hay không?
Do vậy, lúc này đội ngũ Sale cần làm tốt công việc còn lại và chốt hạ khách hàng để họ phải mua sản phẩm, chứ không phải là một người nào khác.
4. Action – Hành động
Đây là giai đoạn cuối của quy trình, người mua sẽ quyết định mua hàng hay chọn sản phẩm đó từ thương hiệu khác tốt hơn của bạn…
Nếu tỷ lệ thất bại bước này quá cao. Bạn cần kiểm tra lại thông điệp truyền thông, cách tư vấn đội ngũ Sale, chất lượng phục vụ, quà tặng, hậu mãi kèm theo….
Xây dựng phễu bán hàng cho doanh nghiệp bạn
1. Hiểu được Insight khách hàng
Nghiên cứu và hiểu sâu về Insight, sở thích và hành vi khách hàng là điều cần thiết. Bạn làm tốt bước này, việc xây dựng phễu Sale Funnel càng đơn giản và nhanh chóng hơn.
Không nghiên cứu kỹ khách hàng cũng sẽ không hiểu sản phẩm và thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến họ. Không hiểu rõ khách hàng của mình muốn gì, chắc chắn rằng doanh nghiệp đi rất chậm dẫn đến sự thất bại.
Chính vì vậy, cần tập trung nghiên cứu và phân tích kỹ các vấn đề sau:
+ Nhân khẩu học: Bao gồm các thông tin cần thiết có liên quan đến khách hàng như: tên, tuổi, sở thích, công việc, mức lương, hành vi mua hàng…
+ Tâm lí khách hàng: Những thứ đằng sau bên trong khách hàng và tâm lí để họ quyết định muốn mua sản phẩm.
+ Thỏa mãn nhu cầu khách hàng: Phải thỏa mãn được những mong muốn và nguyện vọng của họ.
+ Cross sale và Upsell: Có thể bán thêm hay bán chéo những sản phẩm khác về sau cho họ
2. Quảng cáo truyền thông
Sau khi đã nghiên cứu và xác định được nhu cầu khách hàng mục tiêu. Bước tiếp theo, cần quảng bá truyền thông để tiếp cận đến những khách hàng
Hiện nay, khách hàng trên Internet rất nhiều và có rất nhiều cách để tăng độ nhận diện thương hiệu của mình trên những kênh này.
Bạn có thể tham khảo các kênh sau đây:
+ Organic Traffic: Facebook, Instagram, Youtube, TikTok, Website, Blogger….
+ Paid Traffic: Chạy quảng cáo, Books KOL & Influnencer…
Không còn nhiều kênh phí cho chạy quảng cáo. Nên xây dựng hệ thống bán hàng đa kênh và bao trùm tổng hợp để đẩy khách hàng về một nhánh chốt Sale.
Cách này là cách nhanh nhất để tăng tính nhận diện thương hiệu của mình đến với nhiều khách hàng và tiết kiệm các chi phí Marketing không cần thiết khác.
3. Xây dựng lòng tin và sự uy tín với khách hàng
Thật vô nghĩa nếu đã có trong tay tập ”Big Data” khách hàng khổng lồ, nhưng lại không biết làm thế nào để tận dụng nó.
Có thể tận dụng Chatbot và các phần mềm automation chăm sóc khách hàng tự động để xây dựng lòng tin, uy tín và sự thân thiết với những khách hàng này.
Có rất nhiều cách để bạn chăm sóc khách hàng của mình như: gửi Voucher, mã giảm giá, sản phẩm mới ra có đợt ưu đãi, ngày lễ đặc biệt,….
+ Lưu ý: Không nên sử dụng công cụ và spam tin nhắn gửi cho họ quá nhiều. Điều này rất nguy hại và khách hàng cảm thấy phiền và cho danh sách ”Black List’‘ là xong đấy.
Kết luận
Qua bài viết nay, mình giúp các bạn hiểu hơn về Sale Funnel là gì? Cách xây dựng phễu Sale Funnel phễu & Áp dụng nó vào mô hinh kinh doanh bán hàng.
Nếu có câu hỏi hay cần giải đáp các thắc mắc khác. Hãy để lại bình luận bên dưới để chúng mình hỗ trợ tốt nhất.
Chúc bạn thành công và hẹn gặp lại bạn trong những bài chia sẻ sau!